Nâng cao giá trị bản thân ( Phần 2 )

0

new-picture-14Phục vụ

Nhân tố quan trọng thứ chín (FOS) là phục vụ. Bạn phải nghĩ đến nó nếu bạn muốn nghĩ như một người thành đạt! Nguyên tác phục vụ có thể được tóm tắt rõ nhất trong câu: “Cho và bạn sẽ được nhận”. Nó phản ánh luật nhân quả – với mỗi một hành động thì đều có kết quả xứng đáng hay báo ứng.

Khi bạn đã hiểu đến tận chân tơ kẽ tóc của sự thành đạt thì bạn sẽ thấy rằng đó chỉ đơn giản là phục vụ. Bạn càng phục vụ nhiều, bạn càng thành đạt. Theo Henry Ford thì “Thành công chính là làm được nhiều việc cho thế giới hơn việc thế giới làm cho bạn”.

Cống hiến của bạn trong việc phục vụ người khác chính là điều kiện quyết định mức độ thành công của sự nghiệp bạn theo đuổi. Phần thưởng bạn được nhận sẽ luôn tỷ lệ với giá trị bạn phục vụ. Và nếu muốn tăng giá trị phần thưởng đương nhiên bạn sẽ phải tăng giá trị phục vụ. Sẽ có những người ngờ nghệch và cơ hội muốn nỗ lực ít mà nhận nhiều, hay tồi tệ hơn, muốn được mà không mất gì cả. Những người đó đơn giản là nhận thức sai lệch về luật nhân quả trong Kinh thánh “Gieo gì thì gặt nấy”. nếu dễ dàng có được phần thưởng mong muốn mà không mất mồ hôi công sức thì ta sẽ không coi trọng phần thưởng đó và do vậy cũng chẳng muốn có nó làm gì.

PHỤC VỤ LÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ

CHO SỰ HIỆN HỮU CỦA BẠN TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY

Phục vụ là phần ta đóng góp vào thế giới vật chất, vào mối quan hệ qua lại giữa người với người quyết định chất lượng quan hệ cũng như những gì người ta đạt được. Đó là cái giá phải trả cho phần diện tích ta chiếm hữu trên trái đất này. Trong gia đình, đó là sự yêu thương, sẻ chia, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên. Một công ty thì biểu hiện bằng sự quan tâm, chú ý đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phục vụ đó là đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của nhân loại một cách hữu hiệu nhất.

Lấy ví dụ ảnh hưởng của sự phục vụ trong gia đình. Chúng ta đều biết rằng đa số trẻ em là kết quả của sự nuôi dưỡng, của việc cha mẹ đối xử với chúng như thế nào.Những đứa trẻ không được cha mẹ tán đồng, những đứa là nạn nhân của sự phê phán khắc nghiệt và bị phạt tuỳ tiện thường lớn lên với khái niện hình ảnh cũng như tự tin bản thân thấp kém – chúng sống một cuộc sống vô ích và không hứa hẹn gì. Ngược lại những đứa sông trong không khí chan hoà yêu thương chăm sóc thì sẽ lớn lên mạnh khoẻ, tự tin,khái niệm bản thân đúng đắn với mức độ tự trọng và yêu thích bản thân cao. Chúng có khả năng làm được một cái gì đó cho đời và đóng góp cho xã hội.

Xét trên phương diện quan hệ vợ chồng, mỗi một đám cưới đều phản ánh sự đóng góp của hai thành viên. Nếu cả đôi bên cùng hỗ trợ nhau rất ít, nếu người nào cũng đòi hỏi ở người kia đóng góp nhiều hơn bản thân mình thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự chia cách chứ không thể xích lại gần nhau. Nếu muốn cuộc hôn nhân mang lại những gì mong đợi thì nên bắt đầu đóng góp nhiều hơn vào mỗi quan hệ của mình. Tuỳ từng trường hợp, thêm chính những gì bạn muốn nhận được. Giả sử nếu muốn được người bạn đời chăm sóc ta hơn thì trước hết ta phải chăm sóc người đó trước đã, nếu muốn được cảm thông hơn, ta cũng phải biết cảm thông trước. Và nếu bạn gieo hạt ghen ghét, nghi ngờ thì cũng hãy chờ nhận quả ấy. Điều tốt sinh ra điều tốt, xấu gây ra điều xấu.

Diễn giải luật nhân quả một cách đơn giản nhất là: Thêm vào cái gì càng nhiều thì lấy ra càng nhiều. Đó là quy luật tự nhiên chứ không phải quy luật của con người. Sống theo quy luật thì sẽ được thưởng còn trái với quy luật thì bạn sẽ bị trừng phạt. Những người đạt thành công luôn nỗ lực tìm ra cách nào để thêm vào nhiều nhất còn những người thất bại thì lại luôn tìm cách lấy ra nhiều nhất.

Trong kinh doanh hiện đại quy luật này cũng quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty.

Việc kinh doanh có thể chỉ do một người đảm nhiệm mọi trọng trách cần thiết thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Người này có thể là người làm vườn, kế toán viên, hay tư vấn và chẳng ai trong số họ cần tuân theo trình tự làm việc nào cả. Chỉ đơn giản là người bán và người mua trực tiếp gặp mặt nhau trên thị trường.

Tuy nhiên, khi cơ hội kinh doanh phát triển yêu cầu chuyên môn hoá mọi nỗ lực thì lúc này sự có mặt của một tập thể là cần thiết. Lý do tồn tại của tập thể hết sức đơn giản. Một tập thể tồn tại bởi vì nó có khả năng đạt được những mục tiêu mà không một cá nhân nào có thể hoàn thành. Mỗi một tổ chức cuối cùng đều tạo lập nên các cơ cấu theo một thứ tự với ban lãnh đạo và công nhân viên hết sức nỗ lực để cùng tồn tại và hợp tác nhằm sản xuẩt ra một sản phẩm thu lợi nhuận.

Kinh doanh cũng phải tuân theo luật nhân quả. Nguyên nhân là nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và kết quả là bán hàng hoá dịch vụ cao hơn giá thành sản xuất. Do vậy mũi nhọn tập trung đầu tiên là khách hàng và nhu cầu của khách, mũi nhọn thứ hai là sản xuất ra được hàng hoá với giá cạnh tranh đồng thời cũng thu lại lợi nhuận cho công ty. Khách hàng phải luôn luôn là trung tâm chú ý hàng đầu. Nếu duy trì được một lượng khách cơ bản với giá cao hơn giá thành thì tự động sẽ thu được lợi nhuận. Nhưng ta không thể mơ tới có lãi nếu lờ đi rằng giá cả phải phù hợp với khách hàng và không chịu linh động để cạnh tranh.

Như ta thấy trong ngành sản xuất ô tô ở Nam Mỹ, các doanh nghiệp đang phải chịu hậu quả nặng nề do không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá cả cạnh tranh được. Nhật bản đã tiến rất xa trong việc coi khách hàng là cốt lõi của doanh nghiệp. Đó chính là lý do chính ẩn sau mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ngành công nghiệp Mỹ cũng đã hết sức nỗ lực để bắt kịp các đối thủ khổng lồ là Nhật bản. Họ đã đầu tư rất lớn cho các thiết bị tự động nhằm giảm giá thành, cải tiến kiểu dáng, chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm nhưng kết quả thu được cũng chưa thoả mãn lắm. Năng suất lao động vẫn tụt hậu sau Nhật bản. Và hơn nữa các vị giám đốc người Mỹ vẫn tiếp tục lệ thuộc vào những con số lợi nhuận hàng quý, hàng năm chứ chẳng mấy để tâm đến việc thoả mãn nhu cầu khách hàng hay tăng thị phần.

Trong cuốn “Tìm kiếm sự vượt trội”, Thomas Peters và Robert Waterman đã phát hiện ra rằng các công ty ăn nên làm ra có hai đặc điểm nổi bật là: họ không ngừng cải tiến sản xuất thông qua việc quản lý nhân sự hiệu quả và quan điểm khách hàng đặt lên hàng đầu. Mọi quy định, kế hoạch nội bộ của các công ty này đều chú trọng hàng đầu đến hai lĩnh vực nêu trên. Mục tiêu của họ là không tách biệt các ban tài chính, phòng sản xuất, mua hàng và phòng marketing mà phối hợp tất cả các ban cùng làm việc để sản xuất ra sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu thị trường.

Mỗi một người làm theo chế độ tự tuyển dụng, cho dù làm việc cho người khác hay cho bản thân, vấn đề là mỗi người đều phải đảm bảo cống hiến hết khả năng của mình cho có quan mình làm việc để đảm bảo công ty tồn tại và có lãi.

Trong một cuộc nghiên cứu quy mô người ta đã chỉ ra tám thuộc tính đặc trưng của các công ty làm ăn phát đạt với phương châm tối đa hoá khả năng của từng nhân viên và đặt khách hàng lên hàng đầu.

1. Giao tiếp thân mật trong công ty: Tiếp xúc với mọi tầng lớp nhân viên. Để có hiệu quả, một công ty phải có biện pháp để hướng khả năng, nỗ lực và sức sáng tạo của từng nhân viên đến những mục tiêu cao cả phù hợp với sự tồn tại và phát triển của công ty. Các công ty phát đạt thường bỏ qua những quy tắc cổ hủ, thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đổi không chính thức trong các buổi ăn trưa hay sau giờ làm việc cả bằng đối thoại lẫn văn bản.

2. Cơ chế gọn nhẹ: Để liên kết mỗi nhân viên tham gia trong mỗi một quyết định. Một cơ cấu cồng kềnh không thể điều tiết hết việc trao đổi cần thiết để tối đa hoá khả năng làm việc của nhân viên do khoảng cách từ cấp trên xuống cấp dưới càng ngày càng tăng do số nhân viên trong công ty tăng.

3. Giao quyền hạn phù hợp: Các công ty thành đạt là những công ty biết giao quyền cho các phòng ban thích hợp có khả năng và kinh nghiệm đồng nhất để công việc được tiến hành trôi chảy. Điều này giúp khơi dậy tinh thần trách nhiệm cũng như sáng tạo của từng cá nhân đồng thời giúp lãnh đạo có thể tập trung đến các vấn đề quan trọng khác.

4. Trách nhiệm cao: Điều này yêu cầu mỗi cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự đóng góp của họ đối với có quan. Trách nhiệm phải đi đôi với quyền hạn. Nó khuyến khích lòng trung thành và trách nhiệm cao hơn. Trách nhiệm cần có ở cả mọi cơ quan, chính thức cũng như không chính thức, ở đó mỗi người đều phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng đầu vào và quyết định của mình.

5. Đánh giá đúng mức đóng góp của nhân viên: Mọi nhân viên đều muốn nỗ lực cá nhân của mình được đánh giá đúng mức, đặc biệt là những đóng góp tích cực cho bản thân họ hay nhóm của họ. Người ta muốn có cảm giác mình là một thành viên của một nhóm thành công. Các công ty thành đạt thường thiết lập củng cố tích cực co toàn bộ hoạt động cũng như công việc thường ngày của mình. Họ chú ý đến nhu cầu của nhân viên và tìm cách thể hiện sự đánh giá cao của mình đối với những việc làm tốt. Họ giúp cho nhân viên của mình cảm thấy mình quan trọng, thấy đóng góp của mình có giá trị, có giá trị đối với cơ quan.

6.Xác định rõ mục tiêu chiến lược: Tại các cơ quan chịu sự ảnh hưởng của thị trường và chú trọng đến những điều hợp lý:

– Không vì lợi nhuận mà làm mất uy tín sản phẩm

– Không vì cổ đông mà để mất khách hàng

– Không vì số lượng mà đánh đổi chất lượng.

7. Sáng tạo và đổi mới: Các công ty lớn thường đặt mục tiêu nâng cao hiệu suất lao động thông qua con người. Họ khuyến khích lòng trung thành, quyết tâm cao và đánh giá đúng từng cá nhân với thành công của công ty. Cán bộ phải là người biết cách chỉ cho nhân viên biết làm thế nào để nâng cao hiệu quả, phải biết khai thác tối đa khả năng của nhân viên và hướng các khả năng đó theo định hướng của công ty. Phát huy ý kiến nhân viên là một việc làm hết sức thiết thực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nhân viên có thể tham gia đóng góp tới 50% sáng kiến cải tiến tăng năng suất và tham gia vào quá trình thiết kế, sản xuất.

Ví dụ năm 1980, hãng ôtô nổi tiếng Toyota của Nhật bản có 48.757 nhân viên đóng góp 859.039 ý kiến, trung bình 17,62 ý kiến mỗi người mỗi năm trong đó 807,497 (94%) ý kiến được coi là có tính khả thi và được thực hiện ngay trong năm đó và đã tiết kiệm được 30 triệu đôla Mỹ.

8. Kết hợp trí tuệ và văn hoá sẽ làm tăng thêm:

– Sự linh hoạt, mềm mỏng trong con người, công việc và trong công việc giải quyết các vướng mắc.

– Tập trung nguồn lực công ty vào những vấn đề then chốt.

– Thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng cách coi vấn đề của họ như những cơ hội kinh doanh.

Toàn bộ tám thuộc tính trên đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng, người thanh toán hoá đơn. Trong xã hội của thị trường tự do, người tiêu dùng càng có quyền lựa chọn. Người ta chỉ để ý đến một doanh nghiệp trên khía cạnh là một công ty đó quan tâm đến lợi ích tối đa của họ, rằng họ được phục vụ đúng yêu cầu và tương ứng với tầm quan trọng của họ.

Nói tóm lại, chúng ta đều làm việc cho bản thân mình. Mỗi cá nhân đại diện cho một tổ chức dịch vụ cá nhân và phải cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển. Bạn sẽ làm gì để bắt đầu một cách khác, để làm tăng thêm giá trị dịch vụ bạn cung cấp. Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.

(Nguồn “Hãy nghĩ như người thành đạt”)

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.