Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 1)

0

“Nếu bạn không biết các khái niệm CPI, PMI hay ECI có nghĩa gì, mà bạn lại muốn bắt tay vào đầu tư thì cuốn sách này sẽ giúp bạn giải thích những khái niệm đó và một vài điều kiện khác giúp bạn tiếp cận những chỉ số , giúp bạn đầu tư hiệu quả.

Cục Dự trữ Liên bang dùng những chỉ số kinh tế này để theo dõi tình hình lạm phát. Nếu chúng cho thấy áp lực của lạm phát, Cục dự trữ sẽ tăng mức lãi suất. Ngược lại, khi chúng cho thấy dấu hiệu giảm phát, thì mức lãi suất sẽ giảm.

 

Lãi suất là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vì nó tác động đến việc từng cá nhân và doanh nghiệp mượn tiền để đấu tư. Một sự tăng lãi suất sẽ làm nền kinh tế suy yếu, trong khi giảm lãi suất sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển.

Mục đích của quyển sách này là để giải thích những thuật ngữ đơn giản, được hầu hết các nhà phân tích và đầu tư sử dụng. Lần tiếp theo khi bạn nghe những thuật ngữ này trên phương tiện thông tin hay những tạp chí tài chính, bạn có thể sử dụng những thông tin này để đánh giá hiệu quả tiềm ẩn của nền kinh tế và khả năng đầu tư của bạn.

Hãy đầu tư khôn ngoan.

Manuel Jesus-Backus”

Để tham khảo các  thông tin, chỉ số kinh tế cập nhật hàng ngày và trong tuần, vui lòng tham khảo theo link dưới đây :

– Lịch kinh tế hàng ngày : Xem tại đây

– Lịch kinh tế tuần : Xem tại đây

 

 
Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản – Phần 1

 

1. Beige Book

Định nghĩa : Mỗi Ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang tập hợp những thông tin liên quan đến tình trạng của nền kinh tế hiện nay dựa trên những báo cáo của Giám đốc các Ngân hàng và chi nhánh và giới thiệu chúng với những doanh nhân lớn, những nhà kinh tế, những chuyên gia thị trường, và những nguồn lực khác. Quyển Beige Book này tóm tắt lại những thông tin theo từng lĩnh vực.

Ý nghĩa: Cục dự trữ Liên bang sử dụng những báo cáo này, công với những chỉ số khác để quyết định mức lãi suất tại cuộc họp FOMC (Federal Open Market Committee). Cuộc họp này được tổ chức 2 tuần sau khi phát hành quyển Beige Book.

Nếu quyển Beige Book cho thấy tình trạng lạm phát tăng cao, thì Cục dự trữ sẽ tăng lãi suất. Và ngược lại, nếu Beige book cho thấy tình trạng giảm lạm phát, có thể lãi suất sẽ giảm

Cơ quan phát hành : Ban điều hành Dự trữ liên bang

Thời điểm phát hành: 2:00 chiều thứ tư trước cuộc họp FOCM

Mật độ : một năm 8 lần

Xét duyệt: dữ liệu không phải xét duyệt.

2. Chicago Purchasing Managers’ Index (PMI) – Chỉ số của các nhà quản lí mua hàng của Chicago

Định nghĩa: Nó dựa trên những cuộc điều tra hơn 200 nhà quản lí đánh giá sức mua trong nền công nghiệp sản xuất khu vực Chicago nơi phản ánh hoạt động phân phối của cả quốc gia.

Ý nghĩa: Dựa trên chỉ số của Cục dự trữ Philadenphia, có thể sự đoán được gần chính xác hơn chỉ số ISM, nó đang giảm hằng ngày theo tình hình kinh doanh. ISM là chỉ số hướng dẫn hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

Cơ quan phát hành: Hiệp hội các nhà quản lý mua hàng Chicago

Thời điểm phát hành: Ngày giao dịch cuối của tháng lúc 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy trong tháng hiện tại

Mật độ : hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được kiểm tra mỗi năm một lần. Việc xét duyệt này cũng không quan trọng lắm

3. Consumer Confidence Index – Chỉ số niềm tin tiêu dùng

Định nghĩa: Một cuộc khào sát 5000 người tiêu dung về thái độ của họ đối với tình hình hiện tại và những mong muốn của họ trước tình trạng nền kinh tế đang tuột giảm.

Ý nghĩa: Báo cáo này đôi khi rất có ích trong việc dự đoán những thay đổi bất ngờ trong những mẫu khảo sát tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng sử dụng 2/3 tài khoản của mình vào nền kinh tế, nó giúp chúng ta hiểu thấu được hướng đi của nền kinh tế đó. Tuy nhiên, chỉ khi những chì số đó thay đổi ít nhất 5 điểm thì mới nên được xem xét cẩn thận.

Cơ quan phát hành: Ban điều hành hội nghị

Thời điểm phát hành: 10h sáng ngày thứ 3 tuần cuối của tháng ( 10h tối giớ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: Dữ liệu được kiểm tra hàng tháng trên cơ sở phản hồi điều tra hoàn chỉnh. Những yếu tố thay đổi theo mùa phải được cập nhật định kỳ. Việc kiểm tra không quan trọng lắm.

4. Consumer Price Index (CPI) – Chỉ số giá tiêu dùng

Định nghĩa: Là một chỉ số dùng để tính toán sự thay đổi giá cả của một số mặt hàng đại diện của các sản phẩm và dịch vụ như thức ăn, năng lượng, dụng cụ nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, chăm sóc sức khỏe, giải trí và giáo dục. Nó cũng có thể được coi là chỉ số chi tiêu cho cuộc sống

Ý nghĩa: Việc theo dõi chỉ số CPI là rất quan trọng bao gồm giá cả của thức ăn và năng lượng sao cho nó bình ổn trong tháng. Nó được xem như là “chỉ số CPI chủ yếu” và cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về xu hướng lạm phát trong đó.

Tỉ lệ thay đổi chỉ số CPI nòng cốt này là một trong những thước đo lạm phát chính trong nền kinh tế Mỹ. Khi chỉ số CPI đó vượt xa mức mong đợi sẽ gây nên tình trạng lạm phát.

Cơ quan phát hành: Cục nghiên cứu của Bộ Lao động Mỹ

Thời điểm phát hành: khỏang ngày 13 hàng tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: Những yếu tố thay đổi theo mùa được cập nhật vào tháng Hai với những dữ liệu của tháng Một. Dữ liệu được xét duyệt có hiệu lực trong 5 năm. Tầm quan trọng của việc xét duyệt thấp.

5. Durable Goods Orders – Đơn đặt hàng dài hạn

Định nghĩa: tên đầy đủ là Báo cáo chuyên nghiệp về những đơn đặt hàng và gửi hàng dài hạn. Đây là một chỉ số của chính phủ để đo lường lượng đồng dollar trong các đơn đặt hàng, gửi hàng và những đơn hàng trống của những mặt hàng được đặt dài hạn.Đó là những mặt hàng mới hoặc thường được sử dụng trong cuộc sống đời thường từ 3 năm trở lên. Những phân tích thường loại trừ những đơn đặt hàng vận chuyển vì tính không ổn định của chúng.

Ý nghĩa: Báo cáo này cung cấp cho chúng ta thông tin về sức mạnh của những nhu cầu của thị trường Mỹ để sản xuất những sản phẩm dài hạn, từ nguồn trong nước cũng như nước ngoài. Khi chỉ số đó tăng, nó làm cho nhu cầu tăng lên, kết quả là tăng sản xuất và tăng công việc. Khi chỉ số giảm thì điều ngược lại sẽ xảy ra.

Đây cũng là một trong những chỉ số đầu tiên về nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh trang thiết bị. Lượng tiêu dùng tăng sẽ làm góp phần làm giảm nguy cơ lạm phát.

Nguồn: Bộ phận điều tra của Bộ thương mại

Thời điểm phát hành: khoảng ngày 26 hàng tháng, lúc 8h30 (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được kiểm tra hằng tháng cho 2 tháng trước đó để phản ánh được nhiều thông tin hơn. Những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu hàng năm. Xét duyệt này có hiệu lực ít nhất 3 năm và rất quan trọng.

6. Employment Cost Index (ECI) – Chỉ số chi tiêu cho lao động

Định nghĩa: Chỉ số ECI được tạo ra để tính toán sự thay đổi trong chi tiêu cho lao động bao gồm tiền công, tiền lương cũng như lợi ích đạt được.

Ý nghĩa: Nó rất hữu ích trong việc đánh giá xu hướng tiền lương và rủi ro của lạm phát tiền lương. Nếu tình trạng lạm phát xảy ra thì lãi suất sẽ tăng và khi đó cố phiếu, trái phiếu sẽ giảm.

Cơ quan phát hành: Bộ lao động Mỹ, phòng điều tra lao động

Thời điểm phát hành: lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam) ngày giao dịch cuối cùng của tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Dữ liệu lấy từ quý trước.

Mật độ: 3 tháng 1 lần

Xét duyệt: Những nhân tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu hằng năm. Xét duyệt này có hiệu lực ít nhất 5 năm và rất quan trọng.

7. Employment Situation – Tình trạng việc làm

Định nghĩa: Báo cáo này liệt kê ra danh sách những công việc không phải là nông nghiệp và cơ quan chính phủ. Tỉ lệ thất nghiệp, trung bình mỗi giờ và số tiền kiếm được mỗi tuần và thời gian trung bình tuần làm việc cũng được liệt kê trong báo cáo này. Số liệu này gần nhất với những phân tích kinh tế vì mốc thời gian, tính chính xác và tầm quan trọng của nó như là một chỉ số trong hoạt động kinh tế. Vì vậy, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường tài chính trong suốt tháng.

Ý nghĩa : Đây là chỉ số trùng khớp đánh giá sự phát triển kinh tế, việc làm càng tăng nhiều thì tăng trưởng kinh tế càng tăng nhanh.

Tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ đi kèm với nền kinh tế đóng và giảm mức lãi suất. Ngược lại, tỉ lệ thất nghiệp giảm sẽ đi kèm với nền kinh tế mở và mức lãi suất tăng lên mức tiềm năng. Vấn đề là tiền lương sẽ tăng nếu tỉ lệ thất nghiệp quá thấp và khó tìm được nguồn nhân công. Nền kinh tế sẽ được xem như là đủ việc làm khi tỉ lệ thất nghiệp trong mức từ 5,5% – 6,0%

Nếu trung bình tiền lương tăng rõ rệt, nó có thể là một chỉ số lạm phát tiềm ẩn.

Khi trung bình tuần làm việc có xu hướng cao lên, nó dự đoán việc lao động sẽ gia tăng thêm.

Cơ quan phát hành: Cục điều tra lao động, Bộ lao động Mỹ

Thời điểm phát hành: 8h30 sáng thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng cho tháng trước đó. Nó rất quan trọng và có 1 cuôc xét duyệt thường niên vào tháng 6.


(còn tiếp…)

 

Theo The Portfolio Crafter – Maxi-Forex biên soạn và lược dịch

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.