Hai sai lầm phá hủy tài khoản của bạn

Hai-sai-lam-pha-huy-tai-khoan-cua-ban

Trong Bài học từ những thua lỗ trong giao dịch vừa rồi, chúng tôi đã xem xét xã hội ảnh hưởng như thế nào lên cách nhìn của các nhà giao dịch về khía cạnh thành công và thất bại về. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ xem xét một số những sai lầm phổ biến nhất mà ngay cả những người thông minh cũng mắc phải khi tham gia giao dịch như một thói quen tự nhiên đã ăn sâu vào con người.

Một trong những sai lầm phổ biến nhất là giữ mãi một giao dịch vì bạn tin tưởng vào chiến lược giao dịch mà bạn biết chắc là tốt, nhưng thị trường đang di chuyển ngược với xu hướng mà bạn phán đoán.

Có lẽ một trong những ví dụ tốt nhất là những người đã bán NASDAQ trong năm 1999 và đầu năm 2000. Trong thời điểm khá hiển nhiên là giá trị của chỉ số NASDAQ đã được đánh giá quá cao và cùng với sự kỳ vọng của mọi người về việc chỉ số này sẽ tiếp tục tăng trưởng. Đã có nhiều nhà giao dịch tuyệt vời đã nhận ra đó là thời điểm phải bắt đầu bán ra, vào khoảng cuối năm 99. Nếu lật lại biểu đồ, bạn có thể thấy một khối lượng lớn đã được bán ra sau khi chỉ số này đạt mức giá đỉnh điểm vào năm 2000, các nhà giao dịch đã đúng trong phân tích của họ. Tuy nhiên, thật không may cho rất nhiều cổ phiếu khác của họ vẫn tiếp tục chạy lên đáng kể từ các điểm đã được coi là đánh giá quá cao vào cuối năm 99, làm gục ngã nhiều nhà giao dịch, những người mà cuối cùng đã được chứng minh là đúng.

Như chúng ta đã học ở bài học trước, ham muốn mạnh mẽ của con người được luôn đúng sẽ thường xuyên giữ họ ở mãi những giao dịch mà lý ra họ nên thay đổi ngay cả khi thị trường cuối cùng có thể chứng minh họ đúng.

Một vấn đề phổ biến khác là các nhà giao dịch khởi đầu đi theo một chiến lược giao dịch forex nào đó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, những lần không đạt được lợi nhuận khiến họ trở nên thất vọng và đi trệch hướng với kế ban đầu với mong muốn không bỏ sót cơ hội nào.

Đầu tiên, họ đã thật sự bị thuyết phục bởi hiệu quả đã được chứng minh của chiến lược này. Sau khi thử nghiệm và cân nhắc, họ đi đến quyết định sẽ bám sát chiến lược giao dịch để đi đến thành công. Nhưng rối sau đó, khi nghiêm túc theo kế hoạch đề ra, họ vấp phải những lệnh thua lỗ cũng như bỏ lỡ những đoạn thị trường biến động mà không vào thị trường, họ bắt đầu bị lung lay tinh thần. Thật sự thì bất cứ một chiến lược giao dịch nào cũng phải có những giai đoạn không hoàn hảo cũng như chuyện gặp phải những giao dịch thua lỗ cũng là chuyện bình thường. Như tôi đã từng đề cập trong bài học trước, một chiến lược ít lệnh lỗ chưa chắc là hiệu quả hơn một chiến lược có nhiều lần lỗ, vấn đề quan trọng hơn là bạn cần phải hiểu rõ những đặc điểm của chiến lược, tỉ lệ những lần lời-lỗ cùng với việc vận dụng cách quản lý tiền hợp lý để đạt được lợi nhuận khi tổng kết về lâu dài. Nếu tổng kết về lâu dài mà chiến lược của bạn không hoạt động hiệu quả, lúc đó hãy cân nhắc điểu chỉnh lại kế hoạch của mình. Còn trong mọi yếu tố đã được bạn cân nhắc kỹ và bạn vẫn khẳng định đó là một chiến lược đúng, vậy thì tại sao phải e ngại những lần thua lỗ nho nhỏ (những thua lỗ đã được dự tính cho dù nếu xảy ra cũng vẫn đảm bảo cho hệ thống có lợi nhuận) mà lập tức lung lay tinh thần và thay đổi kế hoạch ? Nếu bạn không kiên định, bạn sẽ rất dễ đi trệch hướng đã vạch ra, và tất nhiên, đường đến thành công cũng sẽ trở nên hết sức khó khăn.

Như vậy, chúng ta đã xem xét hai trong hầu hết nhuững sai lầm phổ biến mà các nhà giao dịch thường mắc phải khi vào thị trường : 1 là giữ mãi một giao dịch cho dù thị trường đã di chuyển ngược chiều phán đoán, và 2 là thay đổi kế hoạch kinh doanh một cách nóng vội với mong muốn không bỏ sót cơ hội nào (cũng như không chấp nhận có một giao dịch thua lỗ nào).

Trong bài học tiếp theo chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu các chiến lược kinh doanh khác nhau mà có thể được sử dụng để quản lý một giao dịch khi bạn đã vào thị trường, đây cũng là những cách phổ biến mà các nhà giao dịch thường sử dụng để giúp loại bỏ một số hiệu ứng cảm xúc tiêu cực trong quá trình giao dịch của mình.